Răng bị ê buốt khi mang thai là trường hợp rất phổ biến. Răng thường xuyên ê buốt, đau nhức khiến tâm lý của mẹ bầu không thoải mái, lo âu và căng thẳng. Nếu tình trạng này diễn ra trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách điều trị răng ê buốt này như thế nào?

Nguyên nhân răng bị ê buốt khi mang thai

Hầu hết, răng bị ê buốt khi mang thai là do sự thay đổi nổi tiết tố làm răng nhạy cảm hơn bình thường. Dòng chảy nội tiết tố trong giai đoạn đặc biệt này khiến lượng máu trong cơ thể bạn nhiều hơn lúc bình thường 50%, bao gồm cả nướu răng, dẫn đến việc răng nhạy cảm hơn với một số thức ăn và nước uống nóng lanh.

Ngoài ra, những thay đổi trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến răng miệng. Ăn nhiều bữa, ăn thực phẩm chứa nhiều axit, đường, tinh bột, nôn ói do nghén, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến men răng bị tổn thương, gây ê buốt răng.

Răng bị ê buốt là hiện tượng phổ biến, mặc dù gây một số ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng nếu được chăm sóc và khắc phục kịp thời sẽ không gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Đắp tỏi để giảm ê buốt răng*

Khắc phục răng bị ê buốt khi mang thai

Vì phụ nữ khi mang thai là đối tượng nên hạn chế việc tác động vào răng miệng vì mọi người lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, nên khi bị ê buốt răng thì các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách làm giảm ê buốt như sau:

- Dùng tỏi: Tỏi có tính kháng viêm, mẹ bầu hãy ăn miếng tỏi sống tại vùng bị ê buốt răng. Hoặc cũng có thể giã nát vài tép tỏi sau đó đắp lên vị trí ê răng. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày để cơn ê buốt được loại bỏ nhanh chóng.

- Trà xanh: Trà xanh có tính kháng khuẩn, chống bào mòn rất tốt. Do đó, nếu có thể, hãy uống trà xanh thường xuyên nhưng đừng pha quá đậm. Khi uống, bạn có thể ngậm lại nước trà ấm trong miệng vài giây để xoa dịu tình trạng răng bị ê buốt khi mang thai.

Vệ sinh răng miệng đúng cách*

- Lá lốt: Là loại lá được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm hằng ngày, lá lốt còn có tác dụng giảm ê buốt răng rất tốt. Hãy nhai lá lốt thật mịn rồi đắp lên chỗ ê buốt, giữ nguyên vị trí lá ở đó cho đến khi không còn ê răng nữa.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Một ngày cần đánh răng ít nhất 2 – 3 lần, 30 phút sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Nên thay kem đánh răng thông thường bằng kem đánh răng chống ê buốt dành cho phụ nữ mang thai để bảo vệ lớp ngà bị hở, để giảm tình trạng bị buốt răng khi mang thai.

- Ăn uống khoa học: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống khi mang thai, tránh ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn cay nóng. Nên bổ sung nhiều canxi và vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày để giảm viêm loét miệng, giúp răng nướu chắc khỏe.

Khi nhận thấy tình trạng răng bị ê buốt khi mang thai không thuyên giản, cơn ê buốt ngày càng nặng thêm cần đến ngay nha khoa để khám và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn hơn.
 
Top