Làm cầu răng sứ có tốt không? Làm cầu răng sứ là một phương pháp làm răng giả cố định để phục hình răng bị mất được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này có thể khôi phục khả năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ và một số chức năng khác của răng. Nhưng thực tế, cầu răng sứ có tốt không? Trường hợp nào nên làm cầu răng sứ? Trong bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn cho bạn.
Cầu răng sứ cho răng bị mất* |
Thế nào là cầu răng sứ?
Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ cầu là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant và nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Các trụ cầu chính là các điểm tựa mang răng mất. Cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ, qua đó, giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.
Hiện nay, có một số loại cầu răng sứ phổ biến như:
- Cầu răng sứ truyền thống: Được sử dụng rất phổ biến, các răng làm trụ cầu là răng khỏe mạnh, bác sĩ sau khi mài răng để làm trụ thì sẽ chụp răng sứ lên răng trụ. Giữa các trụ răng sẽ là một dải răng sứ gắn liền với các chụp úp lên răng trụ, thay thế cho răng bị mất.
- Cầu răng sứ với: Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hai răng trụ ở phía trước hoặc sau răng bị mất để làm cầu răng. Cầu răng với không được khuyến khích dùng rộng rãi vì có thể ảnh hưởng đến răng trụ nếu tính lực nhai không chuẩn xác.
- Cầu răng sứ cánh dán: Làm cầu răng sứ có tốt không bằng cầu răng này được đánh giá rất an toàn. Răng trụ được mài ít hơn, cầu răng sẽ gồm răng giả bằng sứ có hai cánh dán ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp vào khoảng trống răng mất còn hai cánh dán sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai răng trụ ở hai bên răng mất. Cánh dán có thể làm bằng sứ hoặc kim loại. Cầu răng này chịu lực kém, dễ rơi rớt.
- Cầu răng sứ trên implant: Các răng trụ của loại cầu răng này không phải là các răng thật mà là các trụ implant được cấy vào trong xương hàm. Cầu răng sứ implant rất an toàn, không gây tổn hại đến răng kế cạnh.
Cầu răng sứ cho răng hàm* |
Làm cầu răng sứ có tốt không?
Muốn xác định làm cầu răng sứ có tốt không, buộc phải dựa vào ưu nhược điểm để đánh giá:
Ưu điểm
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, giúp phục hình lại răng đã mất chỉ trong vòng 4-5 ngày so với cách bù răng mất bằng cấy trụ implant.
- Cầu răng được gắn cố định vào răng trụ trên cung hàm, tọa cảm giác ăn nhai tự nhiên.
- Cầu răng sứ có độ cứng, chắc chắn, độ bền tốt.
- Có tính thẩm mỹ cao, màu sắc răng sứ tự nhiên, phù hợp với răng thật trên cung hàm.
- Không gây kích ứng.
- Thời gian sử dụng của cầu răng sứ cũng khá lâu nếu cầu răng được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Xương hàm bị tiêu do mất răng* |
Nhược điểm
- Các răng thật dùng làm trụ để mang răng mất sẽ bị mài nhỏ đi làm răng trụ có thể bị ê buốt hoặc ảnh hưởng đến tủy răng sau này.
- Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa như chữa tủy, làm thấp đi,...để phù hợp với yêu cầu của một răng trụ.
- Chọn răng trụ đòi hỏi răng phải chắc khỏe nên không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể làm cầu răng sứ.
- Nếu khoảng mất răng quá dài, các răng mất có vai trò ăn nhai chính thì cầu răng sứ không phải là một lựa chọn hoàn hảo.
- Cầu răng sứ chỉ thay thế được phần thân răng ở trên, chân răng vẫn không thể phục hình nên sau một thời gian, xương hàm sẽ bị tiêu dần đi dẫn đến má hóp, da nhăn nheo, khuôn mặt bị lão hóa sớm.
- Vệ sinh cầu răng sứ khó khăn, nếu vệ sinh không đúng cách có thể gây hôi miệng, viêm lợi, răng trụ dễ bị hư hỏng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, làm cầu răng sứ có tốt không có nhiều hạn chế về lâu dài. Tuy nhiên, nếu có sự lựa chọn đúng đắn về răng trụ, kỹ thuật chuẩn xác, chăm sóc đúng cách thì cầu răng sứ vẫn mang lại nhiều lợi ích.