Có nên nhổ răng hàm bị sâu? Răng hàm là chiếc răng giữ chức năng ăn nhai rất quan trọng, mất răng hàm sẽ khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Vậy khi răng hàm bị sâu thì có nên nhổ bỏ không? Giải pháp phục hình nào phù hợp nếu răng hàm bị mất?

Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nguyên nhân là do chế độ ăn uống không phù hợp và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng.

Có nên nhổ răng hàm bị sâu-1
Răng hàm bị sâu*

Vai trò của răng hàm

Một chiếc răng hàm gồm có hai phần: thân răng (có thể quan sát bằng mắt thường) và chân răng ở trong xương hàm (không thể nhìn thấy). Một người trưởng thành có tổng cộng 32 răng, gồm 4 loại khác nhau. Trong đó, 16-20 chiếc là răng hàm, được sắp xếp đối xứng giữa hàm trên và hàm dưới.

Răng hàm nhỏ: ở vị trí số 4 và số 5 kể từ răng cửa

Răng hàm lớn: nằm ở trong cùng, cạnh răng hàm nhỏ, ở vị trí số 6 và số 7

Răng khôn: hay răng số 8, thường bắt đầu mọc ở độ tuổi trưởng thành (17 - 25 tuổi)

Răng hàm có vai trò quyết định trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Đây cũng là lý do răng hàm dễ bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, do nằm ở vị trí sâu trong cung hàm, rất khó để làm sạch hoàn toàn và nhận thấy dễ dàng nên khi bị sâu thì tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. 

Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Trường hợp không cần nhổ răng hàm

Sâu răng hàm được bảo tồn trong trường hợp răng sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng lớn đến chân răng, cụ thể có nên nhổ răng hàm bị sâu không cần nhổ khi:

- Phát hiện răng sâu sớm, mức độ sâu chỉ ở phần men răng. Bác sĩ chỉ cần làm sạch và trám răng để xử lý ổ sâu. 

- Răng hàm sâu vào tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn. Chỉ cần điều trị tủy, trám răng hoặc bọc răng sứ. 

Khi phần sâu răng được xử lý sạch thì bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng, tránh sâu răng tái phát. 

Có nên nhổ răng hàm bị sâu-2
Răng hàm sâu nặng cần nhổ bỏ*

Trường hợp cần nhổ răng hàm bị sâu

- Sâu răng viêm quá nặng gây kích thích tủy răng, vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng và ăn sâu vùng xương hàm. 

- Sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu,..

- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây viêm lợi trùm, đau nhức kéo dài. 

Sau khi nhổ răng, những chiếc răng hàm này có thể phục hình lại được 80 - 90% hình dạng và chức năng ăn nhai bằng các phương pháp trồng răng giả. Bạn không cần phải lo lắng việc nhổ bỏ răng hàm sẽ làm giảm chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ nữa.

Sâu răng là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, nguyên nhân là do chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chính vì vậy, chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin về có nên nhổ răng hàm bị sâu ở trên đã giúp ích cho bạn. 

 
Top