Quá trình mang thai đồng nghĩa với việc thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể. Chính vì vậy mẹ bầu thường gặp rất nhiều các bệnh lý về răng miệng làm ảnh hưởng đến việc ăn uống. Dưới đây là một số bệnh mà người bầu hay gặp phải.

Bà bầu bị sâu răng

Đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến mà đa số các bà bầu thường gặp phải trong suốt thời gian mang thai.

Với những dấu hiệu đau nhức răng, xuất hiện các vết đen nhỏ, sau đó là những lỗ sâu lớn, khiến vùng nướu răng sâu bị sưng tấy, làm giảm hoạt động ăn nhai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà gây ra nguy cơ sinh non.
Bà bầu bị sâu răng

Nguyên nhân sâu răng ở phụ nữ mang thai thường là:

- Trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, những triệu chính buồn nôn đã làm thay đổi môi trường pH trong khoang miệng, làm giảm đi khả năng tự bảo vệ của răng miệng nên vi khuẩn dễ tấn công gây nên sâu răng.

- Bên cạnh đó, việc thích ăn nhiều đồ ăn ngọt, gluco, ăn nhiều bữa phụ cộng với bữa chính cũng phần nào ảnh hưởng đến răng miệng, gây nguy cơ sâu răng cao.

- Mặt khác, lượng nước bọt được tiết ra trong thời gian mang thai giảm đi so với lúc bình thường, miệng khô dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra sâu răng. Bởi trong nước bọt có chứa những chất có tác dụng làm chắc men răng, bảo vệ răng, ngăn chặn sự xuất hiện của sâu răng.

- Thông thường, nguy cơ bà bầu mắc sâu răng cao nhất là ở tháng thứ 5 – 6 của thai kỳ. Bởi vì đây là thời điểm thai nhi đang hình thành hệ xương mạnh mẽ, lượng canxi cung cấp cho bé được lấy từ chính cơ thể người mẹ. Vì thế, lượng canxi lúc này ở người mẹ sẽ giảm đi nhiều, điều này khiến răng trở nên yếu và không còn được chắc khỏe như thường.

=> Vấn đề bạn cần biết: cấy ghép răng implant giá bao nhiêu?

 Bệnh viêm nướu và viêm nha chu

Thông thường, bệnh viêm nướu và viêm nha chu ở bà bầu xuất hiện ở tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ và thường hết sau khi sinh.

 Biểu hiện của bệnh viêm nướu, nha chu

- Khi mới mắc bệnh bà bầu thường không thấy đau. Nhưng chỉ cần quan sát thật kỹ sẽ thấy vùng nướu hơi sưng, đỏ tấy.
Bà bầu bị viêm nha chu

- Chảy máu khi chải răng hoặc có tác động nhẹ vào vùng nướu.

- Nặng hơn, nướu có thể bị tụt làm lòi chân răng.

- Viêm nướu nếu không được điều trị hoặc điều trị không thích hợp có thể tiến triển thành bệnh viêm nha chu.

 Nguyên nhân gây ra viêm nướu, viêm nha chu ở bà bầu

- Đây là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở bà bầu mà nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn dễ dàng tích tụ và hình thành nên vi khuẩn gây kích ứng nướu.

- Hơn nữa, trong thời gian mang thai răng và nướu của bà bầu rất nhạy cảm nên vi khuẩn dễ dàng tấn công, làm nướu bị viêm sưng.

 Bệnh mòn răng

Men răng là lớp áo bên ngoài bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng. Tuy nhiên khi mang thai, chứng ợ chua, nôn ói ở bà bầu khiến acid từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng, tiếp xúc trực tiếp và tác động đến lớp men răng, ngà răng và dẫn tới tình trạng mòn răng.

bệnh lý răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai 
Bệnh mòn răng trong giai đoạn thai nghén.
Trong trường hợp mòn răng ở mức độ nặng có thể làm lộ lớp ngà bên trong răng, lúc này răng sẽ có cảm giác ê buốt, đặc biệt là khi ăn uống các thức ăn nóng, lạnh hoặc khi thở bằng miệng.

Để điều trị phục hồi lại men răng và ngà răng bị mòn khá phức tạp, cần được tiến hành sau khi sinh con bằng các phương pháp trám bít hoặc bọc răng sứ.

 Xuất hiện các u nướu răng

U nướu răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở bà bầu. Thông thường, các u nướu ở mô nướu của phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện sau tháng thứ 3 của thai kỳ.

- U nướu do thai nghén thường xuất hiện ở mặt ngoài của nướu.

- Thường có hình dạng cây nấm, màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi, không gây đau nhức trừ khi va chạm hay loét do ăn nhai.

Thông thường, khối u nhỏ sẽ dần biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu trong thời gian mang thai, hoặc sau khi sinh khối u có kích thước quá lớn gây cản trở đến việc ăn nhai thì phải tiến hành phẫu thuật. Nhưng lưu ý mọi tác động đến răng miệng, hay phẫu thuật chỉ nên tiến hành vào 3 tháng giữa của thai kỳ.
Nếu bạn muốn quan tâm: Tẩy trắng răng có hại hay không?
 
Top