Để khắc phục khuyết điểm ở răng với các khoảng trống lớn hoặc bị bể gãy, bạn có thể trám răng. Phương pháp này thực hiện nhanh và cho kết quả đáng mong đợi. Vậy vật liệu trám răng sử dụng là gì?

Vật liệu trám răng Amalgam

Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng hàng trăm năm, được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. Hỗn hợp này có màu bạc nên trám Amalgam thường được gọi là trám bạc. Amalgam thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng hàm, răng tiền hàm.

Chất liệu Amalgam không độc, không kích ứng răng và mô mềm. Vât liệu này có chi phí thấp nhưng tuổi thọ cao, với độ bền tương đối tốt giúp thao tác trám nhanh chỉ cần trong một lần thực hiện. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.
Amalgam là vật liệu được sử dụng để trám răng

Hạn chế của Amalgam là có màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mỹ không cao do đó không được dùng để  trám răng cửa. Sau khi trám xong có thể có vài mảnh vụn rơi ra khi ăn nhai, những phụ nữ có thai không nên sử dụng trám amalgam để tránh dị ứng có thể xảy ra. Ngoài ra, sau khi trám với amalgam thì răng có thể bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì amalgam dẫn nhiệt tốt.

Vật liệu trám răng vàng & kim loại quý
Trám răng bằng kim loại đã quý

Loại vật liệu trám răng truyền thống này là hợp kim của bạc, đồng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch so với màu răng thật. Hợp kim này có tuổi thọ khá cao nhưng cũng có giá thành không rẻ, để hoàn tất cần đến hai lần thực hiện theo kỹ thuật Inlay/Onlay tức là tạo xoang trám trước, sau đó lấy dấu răng và đúc miếng trám ở bên ngoài rồi gắn trở lại trên răng.


Vật liệu trám răng GIC

Loại vật liệu trám răng này thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm. GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.

GIC cho phép thao tác nhanh và dễ dàng hơn cả composite nên chỉ cần 1 lần hẹn là có thể hoàn thành trám thẩm mỹ. Tuy nhiên, GIC dễ vỡ, tuổi thọ không cao như các chất liệu khác và thường phù hợp để hàn trám cổ răng bị mòn.

Vật liệu trám răng Composite

Composite là chất liệu trám được ưu chuộng hiện nay do có tính thẩm cao, màu tự nhiên như màu răng, do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.
Trám răng giúp khôi phục chức năng răng*

Vật liệu trám răng composite dễ thao tác trong khi trám giúp rút ngắn thời gian thực hiện, chỉ cần 1 lần hẹn là hoàn tất trám composite. Giá thành của composite cũng hợp túi tiền với nhiều đối tượng hơn.

Hạn chế lớn nhất của composite là miếng trám có thể đổi màu sau vài năm và độ chịu lực không cao và thường sau 2-3 năm bạn có thể phải hàn trám lại do vật liệu bị bong bật ra khỏi bề mặt trám do tác dụng của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh.

Vật liệu trám răng bằng sứ

Đây được đánh giá là vật liệu trám răng composite thẩm mỹ nhất hiện này do có màu sắc giống với màu răng thật, tự nhiên và có nhiều cấp độ màu để lựa chọn, hơn nữa sứ có độ bền và tuổi thọ khá cao, có thể được chỉ định bất cứ răng nào trừ các trường hợp có vấn đề khớp cắn, nghiến răng.

Tuy nhiên để thực hiện hoàn tất cần thực hiện ít nhất 2 lần và giá thành của sứ khá cao. Hàn trám răng được thực hiện với công nghệ Laser Tech của Hoa Kỳ sẽ cho hiệu quả tối ưu nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nếu quan tâm đến dịch vụ này và muốn có những tư vấn về niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu, bạn có thể nhờ các bác sĩ đến từ trung tâm nha khoa Đăng Lưu thực hiện và hỗ trợ đầy đủ.

 
Top