Bị dị ứng có được tắm không? Dị ứng không nên tắm là quan niệm xưa cũ, nếu tắm sẽ làm bệnh tình nặng hơn, ngứa nhiều hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bị dị ứng không nên kiêng kỵ quá kỹ, không vệ sinh sạch sẽ làm da bẩn dễ nhiễm khuẩn, bệnh nặng hơn. Vậy, đâu là quan niệm đúng?
>>> Thông tin nha khoa cho bạn: bọc răng sứ cho răng hàm

Dị ứng là bệnh như thế nào?

Dị ứng là quá trình rối loạn hệ miễn dịch khiến da phản ứng trên chống lại các chất chất gây dị ứng. Căn bệnh này tuy không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh nhưng lại khiến họ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Khi bị dị ứng người bệnh thường bị ngứa nổi mẩn tại vùng dị ứng, sắc tố da đậm hơn, da ngày càng dày và thô hơn. Do cảm giác ngứa mà người bệnh khó tránh cào gãi dễ tạo điều kiện cho bệnh nặng thêm, bội nhiễm và để lại sẹo sau khi điều trị. Một số trường hợp dị ứng ở mức độ nặng còn bị sốc phản vệ với dấu hiệu suy hô hấp, thở khó, tim đập nhanh… đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Bạn đã biết bị dị ứng có được tắm không chưa?-1
Nên tắm sạch sẽ khi bị dị ứng
Dị ứng da có nên tắm không?

Từ xa xưa dân gian ta đã có rất nhiều quan niệm về kiêng khem khi mắc một số bệnh da liễu trong đó có việc kiêng tắm khi bị dị ứng da. Thực tế quan niệm này là không đúng bởi tắm không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu tâm tắm sao cho đúng cách. Bị dị ứng có được tắm không?

Nếu dị ứng do thời tiết lạnh giá thì nên tắm nước âm ấm và tắm ở nơi kín gió. Còn trong trường hợp dị ứng do thời tiết nóng bức thì người bị bệnh nên tắm ở nước ấm 36 – 37 độ, sau khi tắm xong nên lau bằng khăn bông khô, trùm kín để tránh yếu tố gió lạnh xâm nhập vào lỗ chân lông tạo điều kiện cho bệnh bùng phát mạnh mẽ. 

Cách tắm khi bị dị ứng đúng cách

- Không dùng xà phòng hay sữa tắm có chứa thành phần hóa học để tránh  kích ứng da, khiến bệnh nặng hơn hoặc viêm da.

- Pha nước vừa ấm bởi nếu nước hơi nóng sẽ khiến da cbớt ngứa nhưng lại làm hỏng lớp biểu bì trên da và gây bỏng da.

- Không chà xát, cào gãi mạnh lên vùng da bị dị ứng để tránh làm trầy xước da đễ gây bội nhiễm, để lại sẹo xấu.

- Không tắm quá lâu để tránh làm mất độ ẩm trên da. Thời gian tắm chỉ nên khoảng 5 – 10 phút.

- Sau khi tắm xong cần che chắn cẩn thận. Nếu bị dị ứng thời tiết lạnh thì nên mặc ấm đồng thời tránh tiếp xúc với nước giá buốt. Khi bị dị ứng da vào mùa hè nên giữ nhiệt độ phòng bình thường và dùng máy phun sương để hạn chế kích ứng da.

Bạn đã biết bị dị ứng có được tắm không chưa?-2
Cần nhận biết sớm dấu hiệu dị ứng
Một số lưu y khi bị dị ứng

Bên cạnh việc biết rõ bị dị ứng có được tắm không và tắm thế nào cho đúng người bệnh cũng cần lưu ý:

- Mặc quần áo nhẹ và thoáng, có chất liệu thấm hút tốt để tránh ẩm ướt hay cọ xát làm tổn thương da.

- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và khói bụi ô nhiễm

- Ăn mặc kín đáo khi ra ngoài và đeo khẩu trang y tế để bảo vệ da trước các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.

- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, bánh kẹo ngọt.

- Không dùng thức uống có ga hay chứa chất kích thích.

- Ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

Ngavvt
 
Top