Thời gian mọc răng của bé khác nhau về thể chất, một số bé 4,5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mời bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng, trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường. Thông tin nha khoa bọc răng sứ có bị hôi miệng không bạn nên tìm hiểu.

Thế nào là răng sữa? 

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong giai đoạn trẻ đang bú mẹ là cách hiểu răng sữa là gì đơn giản nhất. Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, nhú mọc và phát triển từ khoảng 4-24 tháng tuổi. 

Răng sữa được hình thành ngay từ trong bào thai, khoảng từ 7-10 tuần thai, sau đó phát triển và nhú mọc sau khi trẻ được 4-6 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ, khoảng 2-3 tuổi sẽ mọc đầy đủ hàm răng sữa bao gồm 20 răng, 10 răng cho hàm trên và 10 răng cho hàm dưới. 

Khoảng 6-12 tuổi, chân răng sữa sẽ tự tiêu dần và thay thế bởi răng vĩnh viễn. Bạn không quá khó để phân biệt giữa răng vĩnh viễn và răng sữa là gì. Bởi so với răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, răng sữa có kích thước nhỏ và ngắn hơn, số lượng răng trên cung hàm ít hơn, không có răng cối thứ 3 và răng nanh đôi. Vậy, giá niềng răng mắc cài trong khi răng bị xô lệch là bao nhiêu?



Thắc mắc răng nào là răng sữa? 

Hàm răng sữa của trẻ gồm có tổng là 20 răng cả hai hàm trên dưới, cụ thể mỗi hàm có 2 răng cửa chính, 2 răng cửa phụ, 2 răng nanh, 2 răng tiền hàm và 2 răng hàm. Thời gian mọc và thay cụ thể như sau: 

Hàm trên 

- Răng cửa chính mọc lúc trẻ 9.6 tháng, thay lúc 7 tuổi 

- Răng cửa phụ mọc lúc trẻ 12,4 tháng, thay lúc 8 tuổi 

- Răng nanh mọc lúc 18,3 tháng, thay lúc 11 tuổi 

- Răng cối 1 mọc lúc 15,7 tháng, thay lúc 10 tuổi 

- Răng cối 2 mọc lúc 20,2 tháng, thay lúc 10,5 tuổi 

Hàm dưới 

- Răng cửa chính mọc lúc trẻ 7,8 tháng, thay lúc 6 tuổi 

- Răng cửa phụ mọc lúc trẻ 11,5 tháng, thay lúc 7 tuổi 

- Răng nanh mọc lúc 18,2 tháng, thay lúc 9,5 tuổi 

- Răng cối 1 mọc lúc 15,1 tháng, thay lúc 10 tuổi 

- Răng cối 2 mọc lúc 26,2 tháng, thay lúc 11 tuổi. 

Chức năng của răng sữa là gì? 

Có không ít không chú ý tới chức năng của răng sữa là gì hoặc xem nhẹ chức năng của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, sức khoẻ. 

- Tiêu hóa : bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát.

- Giữ khoảng : chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng ( giữ chỗ ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên trong thời kì thay răng.

- Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm : nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển .
- Phát âm : nếu như có sự mất sớm các răng sữa phía trước ( răng của sữa và răng nanh sữa ), có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ . Thí dụ : khó phát các âm như "ph" , "v", "s", "f", " z", "th" trong lúc học tiếng Anh . Phương pháp bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nên xử lý thế nào?

- Thẩm mỹ : hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ . Khi trẻ tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự phát âm của trẻ bị ảnh hưởng .

Bài viết được trích nguồn: https://niengrangkhongmaccai3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top