Nhổ răng là hình thức loại bỏ răng hoàn toàn trên khung hàm nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn khi răng bị hư hỏng quá nặng và tác động xấu đến những răng kế cận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cấu trúc răng quá phức tạp cũng như thao tác nhổ răng không chuẩn xác mang lại sai lầm không mong muốn cho hàm răng, nhổ răng còn sót gốc.
Dấu hiệu chân răng bị sót sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, thông thường vết thương ở ổ răng nhổ sẽ lành từ 1 đến 2 tuần. Nếu sau 1 tháng mà chỗ nhổ răng vẫn còn đau nhức, có biểu hiện sưng viêm thì có khả năng chân răng đã bị sót. Lúc này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
*** Thông tin trồng
răng sứ thẩm mỹ bạn không nên bỏ qua
Việc lấy chân răng còn sót lại là một quá trình đòi hỏi bác sĩ phải xem xét kĩ, nếu ổ răng còn sót chân răng không bị nhiễm trùng thì có thể lấy chân răng an toàn. Còn đối với trường hợp với trường hợp chân răng bị sót nằm sâu bên trong, nếu tiến hàng lấy sẽ mất nhiều thời gian và mất nhiều máu. Chính vì vậy, bác sĩ cần phải thăm khám kĩ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Xử lý kịp thời trường hợp nhổ răng còn sót chân răng
Nhổ răng còn sót chân răng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tùy theo tình trạng răng miệng. Có 2 tình huống xảy ra, một là răng còn sót không gây viêm nhiễm hay biến chứng gì nguy hiểm, 2 là răng còn sót gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức kéo dài.
Trường hợp không gây viêm nhiễm hay biến chứng
Nếu chân răng nằm trong xương và nướu không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng, không có tình trạng viêm nhiễm, không gây đau nhức và biến chứng gì thì việc sót chân răng sẽ không có gì đáng lo ngại. Sau vài năm, chân răng còn sót lại sẽ từ từ được đẩy ra, không gây nguy hiểm gì.
Các bạn cũng cần phải lưu ý, dù răng còn sót không gây ra biến chứng hay viêm nhiễm gì thì bạn cũng cần phải vệ sinh răng miệng khoa học, để vi khuẩn không có cơ hội tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.
Trường hợp gây viêm nhiễm
Trong trường hợp chân răng sót sau khi nhổ răng gây đua nhức, viêm nhiễm, gây ra những biến chứng nguy hiểm, chảy máu thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị triệt để để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Xử lý chân răng còn sót sau khi nhổ răng cần nhiều thời gian, mở nướu, mở xương, xâm phạm đến các mô mềm xung quanh răng, dây thần kinh dưới hàm. Chính vì vậy, kỹ thuật thực hiện đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ tay nghề cao. Việc bác sĩ cần là làm sạch khoang miệng, khử trùng các thiết bị dùng để điều trị cho bệnh nhân.
Phát hiện nhổ răng sót chân răng, bạn phải kịp thời đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra một số biến chứng như gây tê hàm trong thời gian dài, u nang răng, bầm tím nướu...
Bài viết trích nguồn tại: https://cpniengrangnhakhoa.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt