Trám răng là phương pháp sử dụng chất liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống, lỗ hỏng, vết nứt nẻ trên răng nhằm giúp răng phòng ngừa các bệnh lý nguy hại. Đồng thời, phương pháp này còn giúp hoàn chỉnh răng, cải thiện thẩm mỹ trên gương mặt.

Tìm hiểu trám răng là gì

Trám răng là phương pháp dùng vật liệu nhân tạo để lấp đầy phần mô răng bị khuyết thiếu trong một thời gian ngắn với hiệu quả tương đối cao cả về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Các trường hợp nên thực hiện trám răng*
Theo đó, bác sĩ tạo hình ở các vị trí khác nhau trên thân răng như cạnh răng, rìa răng, mặt nhai, mặt trong, cổ răng,… để hoàn thiện hình thể thân răng đạt độ thẩm mỹ cao nhất.

Các loại hình trám răng được chỉ định

Tùy thuộc vào từng hợp và khuyết điểm, bệnh lý bạn gặp phải, nha sĩ tiến hành thăm khám, phân tích cụ thể và đưa ra giải pháp phục hình răng thích hợp. Theo đó, bạn được trám răng với một trong những kỹ thuật sau đây:

Trám phục hồi sau điều trị bệnh lý 

Các bệnh lý thường gặp là sâu răng và viêm tủy răng. Sau khi điều trị bằng cách nạo sạch vết sâu hoặc lấy tủy nội nha, trên răng bị khuyết một phần mô răng, trám răng mục đích là lấp đầy mô răng đó, bảo vệ cấu trúc răng khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Vật liệu thường dùng là composite, amalgam...

Trám răng thẩm mỹ

Phương pháp này thường áp dụng cho các răng có khuyết điểm về hình thể xấu như răng sứt, mẻ, răng thưa, răng có kích thước không đều, méo mó…Thông thường vật liệu sử dụng là composite vì chúng có màu sắc tương đồng với màu răng thật, lành tính và không gây kích ứng với răng, nướu.
Sử dụng chất liệu nha khoa thân thiện với môi trường khoang miệng*

Trám răng bị xỉn màu 

Dùng một lớp vật liệu trám răng để che phủ bề mặt của răng bị xỉn màu, thông thường là do những chiếc răng này dù tẩy trắng cũng không có hiệu quả.

Trám răng ngăn ngừa bệnh lý

Dùng vật liệu nhân tạo phủ bên ngoài răng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, phá hủy men răng và cấu trúc của răng.

 Ưu điểm của trám răng là gì?

Hiệu quả thẩm mỹ cao: Răng sau khi được trám có màu sắc và hình thể đẹp, tự nhiên và sinh động như răng thật. Vết hàn không bị lộ do đã được tạo hình một cách cẩn thận và đông cứng lại trước khi hoàn thành quá trình trám răng.

Việc ăn nhai được đảm bảo: Vết trám có độ chịu lực và chống ăn mòn tương đối cao nên việc ăn uống vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên không nên cắn trực tiếp đồ ăn quá cứng hoặc quá dai lên răng vừa trám để vết trám giữ được lâu hơn.

An toàn, không kích ứng lên răng và nướu: Hiện nay, phổ biến nhất là sử dụng composite để làm vật liệu trám răng, đây là chất lành tính, được kiểm định là an toàn và không gây kích ứng với răng, nướu cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thao tác trám răng thực chất cũng chỉ là bổ sung vật liệu trám vào mô răng bị thiếu, không cần mài hay làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
Răng hoàn thiện tốt chức năng sau hàn trám*
Tiết kiệm chi phí: So với bọc răng sứ hoặc các phương pháp khác, trám răng có chi phí rẻ hơn rất nhiều, phù hợp với thu nhập của rất nhiều đối tượng.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hạn chế thường gặp ở trám răng là độ bền không cao, chỉ khoảng 2 - 3 năm là có thể bị bong tróc, đổi màu, có mùi hôi khó chịu…đó là với cách trám răng trực tiếp. Nếu trám gián tiếp, độ bền cao hơn và đồng nghĩa với việc giá cũng cao theo.
 
Top